Nhà đầu tư nào mới bước vào thị trường thường có những băn khoăn về những thuật ngữ mới. Gia Cát Lợi giới thiệu cùng quý nhà đầu tư cách hiểu đúng, đủ, nhanh gọn nhất của từ: “vị thế” ngay sau đây!
1. Vị thế là gì?
Vị thế (Position) là số lượng tài sản hoặc hợp đồng tài chính mà một nhà đầu tư đang nắm giữ trong một khoảng thời gian nhất định. Vị thế có thể được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm số lượng tài sản nắm giữ, giá nhập vào, thời gian nắm giữ, mục đích đầu tư và mức độ rủi ro mà nhà đầu tư chấp nhận.
Việc Nắm giữ vị thế là việc nhà đầu tư đang tham gia vào 1 bên của hợp đồng. Nếu nhà đầu tư đặt lệnh chào mua 01 hợp đồng và lệnh này được khớp trên thị trường, thì nhà đầu tư đó được coi là đang nắm giữ 01 vị thế mua. Ngược lại, Nhà đầu tư được coi là nắm giữ 01 vị thế bán nếu nhà đầu tư tham gia vào bên bán 01 hợp đồng.
Vị thế của một nhà đầu tư có thể là Long (mua) hoặc Short (bán). Vậy vị thế mua là gì ? Vị thế bán là gì ? Nếu nhà đầu tư mua một tài sản như cổ phiếu hoặc ngoại tệ, thì đó được gọi là vị thế mua (Vị thế Long). Ngược lại, nếu nhà đầu tư bán một tài sản, thì đó được gọi là vị thế bán (Short).
2. Tại sao lại có quy định về giới hạn vị thế?
Giới hạn vị thế được đặt ra nhằm ngăn ngừa việc một cá nhân hoặc tổ chức có thể nắm giữ số lượng hợp đồng quá lớn, qua đó gây ảnh hưởng đáng kể lên giao dịch của chứng khoán phái sinh.
Việc sử dụng giới hạn vị thế sẽ giúp duy trì thị trường ổn định và công bằng, qua đó đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư khi tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh.
3. Tại sao vị thế quan trọng?
Vị thế là một yếu tố quan trọng trong đầu tư tài chính vì nó ảnh hưởng đến mức rủi ro và tiềm năng sinh lời của bạn. Một danh mục đầu tư cân đối và đa dạng về vị thế có thể giúp giảm nguy cơ thua lỗ đột ngột. Nếu bạn đầu tư quá nhiều vào một loại tài sản hoặc ngành công nghiệp cụ thể, bạn có thể bị ảnh hưởng nặng nề khi thị trường chuyển đổi. Trái lại, việc phân tán vị thế giúp bạn bảo vệ danh mục khỏi những biến động không lường trước.
Ngoài ra, vị thế cũng liên quan đến mục tiêu đầu tư của bạn. Nếu bạn muốn tối ưu hóa lợi nhuận trong một thời gian dài, bạn có thể có một vị thế dài hạn, ví dụ như đầu tư vào cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng lâu dài. Ngược lại, nếu bạn cần tiền trong tương lai gần, bạn có thể muốn một vị thế ngắn hạn, như trái phiếu có kỳ hạn ngắn hạn.
Thử sức tham gia đầu tư ngay với thị trường quốc tế cùng doanh nghiệp TOP đầu, hỗ trợ chuyên nghiệp, tư vấn tận tâm; cùng bạn tiến gần hơn tới hành trình tự do tài chính.