Mô hình kinh doanh đóng vai trò quan trọng, định hướng doanh nghiệp hành động với những mục tiêu được xác định rõ ràng. Vậy cụ thể mô hình kinh doanh là gì? Có các mô hình kinh doanh nào đang áp dụng phổ biến hiện nay? Cùng Vietnix đi tìm câu trả lời trong bài viết sau nhé!
Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh là kế hoạch của một tổ chức hoặc công ty, có thể ở dạng văn bản hoặc đồ họa, mô tả cách công ty lập kế hoạch kinh doanh tạo ra lợi nhuận bằng cách cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong một thị trường cụ thể.Một mô hình kinh doanh sẽ chỉ ra loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà một công ty sẽ cung cấp, cách thức tiếp thị, chi phí hoạt động và bán hàng cũng như kỳ vọng về lợi nhuận.
Ví dụ minh họa với thương hiệu cà phê Trung Nguyên của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã thành công trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền chuỗi cung ứng cửa hàng Trung Nguyên E coffee với 600 cửa hàng và hơn 1000 đối tác nhượng quyền trên toàn quốc nhờ chính sách nhượng quyền hấp dẫn, nhiều ưu đãi.
Thành phần chính trong mô hình kinh doanh
Có rất nhiều các loại mô hình kinh doanh đang hoạt động trên thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp khi áp dụng. Tùy vào loại hình sản phẩm và dịch vụ mà từng doanh nghiệp sẽ áp dụng sao cho phù hợp.
Dù là các mô hình kinh doanh nào thì đều chứa đựng những thành phần chính như sau:
- Xác định ý tưởng kinh doanh: Hình thành từ những nỗi lo mà khách hàng đang gặp phải hay những nhu cầu mong muốn được giải quyết của khách hàng.
- Cung cấp giải pháp: Cách thức doanh nghiệp đề ra những giải pháp khắc phục nhu cầu hay mong muốn của khách hàng.
- Nguồn lực doanh nghiệp: Tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị…), tài sản vô hình (thương hiệu,…), nhân lực và tài chính.
- Phân khúc khách hàng: Xác định nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
- Đề xuất giá trị: Lý giải cho việc tại sao khách hàng lại sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
- Kênh bán hàng: Cách thức doanh nghiệp tiếp cận khách hàng.
- Bối cảnh thị trường: Xác định những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp và sản phẩm thay thế tồn tại trên thị trường.
- Lợi thế cạnh tranh: Điểm khác biệt của doanh nghiệp so với các sản phẩm tương tự trên thị trường.
- Luồng doanh thu: Cách thức doanh nghiệp tạo ra dòng tiền.
- Đối tác: Những nhà cung cấp chính cho doanh nghiệp như nhà cung cấp, ngân hàng, công ty vận chuyển,…
- Cấu trúc chi phí: Những loại chi phí mà doanh nghiệp phải cho hoạt động kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm.
- KPI: Các chỉ số cụ thể đánh giá và đo lượng hiệu quả hoạt động công việc.
Doanh nghiệp để phát triển bền vững bắt buộc phải xác định ngay từ đầu tất cả những yếu tố trên. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp mới thành lập thường tập trung xác định một vài yếu tố được cho là cần thiết.
Ngoài những nội dung trên, bạn có thể tham khảo:
Tầm quan trọng của mô hình kinh doanh với doanh nghiệp
Một doanh nghiệp có thể phát triển lâu dài và tạo ra các giá trị bền vững sẽ không thể nào thiếu mô hình kinh doanh để định hướng đường đi cho doanh nghiệp.
Vậy nên thiết lập mô hình có vai trò rất quan trọng, nếu doanh nghiệp xác định chính xác mô hình phù hợp với mục tiêu và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ngay từ đầu. Từ đó, phác thảo ra bản kế hoạch gồm lộ trình và bước đi trong từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn càng cụ thể, chi tiết sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động sẽ dễ dàng tạo ra giá trị một cách nhanh chóng nhất.
Để xây dựng thành công một mô hình kinh doanh hiệu quả, đòi hỏi các nhà quản trị phải tốn rất nhiều thời gian và công sức. Đặc biệt, trong thời đại khoa học phát triển hiện nay, rất nhiều mô hình thành công đã bị sao chép nhanh chóng bởi đối thủ. Do đó, các doanh nghiệp mới muốn phát triển thành công càng phải nỗ lực tạo ra những mô hình sáng tạo, mới mẻ và độc đáo hơn để tạo lợi thế khác biệt, khó cạnh tranh cho đối thủ.
Các mô hình kinh doanh ở nông thôn
Nông thôn là nơi có dân số đông, nhu cầu tiêu dùng cao nhưng mức sống còn thấp. Chính vì vậy, kinh doanh ở nông thôn có nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt là đối với những người có nguồn vốn ít.
Dưới đây là một số mô hình kinh doanh ở nông thôn phổ biến và có khả năng sinh lời cao:
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số mô hình kinh doanh khác như: kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh điện thoại, kinh doanh thời trang, kinh doanh đồ điện tử,… Khi lựa chọn mô hình kinh doanh ở nông thôn, bạn cần cân nhắc các yếu tố như nhu cầu của thị trường, nguồn vốn, khả năng của bản thân,… để lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp và có khả năng sinh lời cao.
Các mô hình kinh doanh khởi nghiệp
Có nhiều mô hình kinh doanh khởi nghiệp khác nhau, tùy thuộc vào ngành công nghiệp, mục tiêu kinh doanh và các yếu tố khác. Dưới đây là một số mô hình kinh doanh khởi nghiệp phổ biến:
Các mô hình kinh doanh khởi nghiệp này có thể kết hợp hoặc thay đổi để phù hợp với tình hình cụ thể của doanh nghiệp và thị trường mục tiêu. Khởi nghiệp thường phải tùy chỉnh mô hình của họ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh hiệu quả.
Các mô hình kinh doanh cửa hàng
Các mô hình kinh doanh cửa hàng thường liên quan đến việc kinh doanh trong môi trường cố định với một vị trí cụ thể. Dưới đây là một số mô hình kinh doanh cửa hàng phổ biến:
Nhớ rằng các mô hình kinh doanh cửa hàng có thể thay đổi dựa trên ngành công nghiệp và vị trí địa lý cụ thể. Các doanh nhân cần xem xét kỹ vị trí và mục tiêu của họ để chọn mô hình kinh doanh phù hợp nhất.
Hướng dẫn xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả
Như đã phân tích, doanh nghiệp có thể xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp với mục tiêu và nguồn lực của mình. Tuy nhiên, để mô hình khả thi và hiệu quả hơn, bắt buộc doanh nghiệp phải nắm vững 5 bước sau:
Bước 1: Khảo sát nhu cầu khách hàng
Tìm hiểu nhu cầu là bước đầu tiên và rất quan trọng trong tiến trình xây dựng các mô hình kinh doanh. Bởi sản phẩm hoặc dịch vụ được tạo ra với mục đích là để khách hàng mua và sử dụng. Do đó, doanh nghiệp cần phải nắm được nhu cầu của họ là gì? Sản phẩm của mình đáp ứng được nhóm khách hàng nào? Cần làm gì để khách hàng quan tâm đến sản phẩm?
Doanh nghiệp giải quyết được hết những câu hỏi trên tức là đang xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu (target customer) mà mình cần phải đáp ứng họ. Biết được chân dung cụ thể khách hàng, những bước tiếp theo sẽ dễ dàng hơn trong việc lên ý tưởng, phương hướng kinh doanh đúng đắn và hiệu quả.
Bước 2: Lên ý tưởng kinh doanh phù hợp với nhu cầu khách hàng
Khi đã hiểu rõ về nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Lúc này, doanh nghiệp tiến hành bước tiếp theo là tạo dựng giá trị cho khách hàng, nghĩa là tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ giải quyết được những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Đây cũng chính là mục tiêu mà các doanh nghiệp theo đuổi xuyên suốt quá trình hoạt động và là nguồn đem lại dòng doanh thu phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Ý tưởng kinh doanh phù hợp thỏa mãn và làm cho hài lòng khách hàng, sản phẩm hoặc dịch vụ đó phải đảm bảo các tiêu chí về giá cả, chất lượng, mẫu mã. Hơn thế nữa, doanh nghiệp cũng phải luôn không ngừng sáng tạo, đổi mới để không bị bỏ lại giữa thời đại đang không ngừng thay đổi hiện nay.
Bước 3: Hoạch định chi phí sản xuất và phân phối phù hợp
Sản phẩm hoặc dịch vụ sản xuất phải bán với giá cả như thế nào để doanh nghiệp không bị lỗ? Cách quản lý các chi phí phát sinh ra làm sao? Bài toán kinh doanh mà mọi doanh nghiệp cần phải giải quyết để mô hình kinh doanh được thành công.
Lời giải cho vấn đề này, doanh nghiệp cần chú trọng tìm đến những nguồn cung cấp nguyên vật liệu chất lượng với giá thành phải chăng. Không những vậy phải luôn kiểm soát quy trình sản xuất với chi phí tối ưu và xây dựng đội ngũ nhân sự nòng cốt có trách nhiệm và chuyên môn.
Ngoài chi phí sản xuất, các chi phí khác liên quan đến quá trình tiếp thị và bán hàng cũng là điều quan trọng. Nên lựa chọn phân phối theo hình thức nào? Kênh phân phối nào cần chú trọng tiếp thị? Xây dựng chiến lược marketing ra sao cho từng kênh? Chính là những nan đề mà mà doanh nghiệp cần đo lường kỹ càng để tránh phát sinh những chi phí không cần thiết, dẫn đến việc thua lỗ trong kinh doanh.
Bước 4: Xây dựng kế hoạch marketing
Đây là bước quan trọng không thể thiếu để đảm bảo rằng sản phẩm của doanh nghiệp được tiếp cận một cách rộng rãi trên thị trường. Tất nhiên, để thực hiện điều này, doanh nghiệp cần phải áp dụng các chiến lược tiếp thị hiệu quả, bao gồm việc phát tờ rơi, tham gia triển lãm sản phẩm, tổ chức hội chợ và sự kiện, quảng cáo trên các mạng xã hội phổ biến, truyền thông truyền thống, và thiết lập các chương trình khuyến mãi và tặng quà.
Đáng lưu ý là việc kết hợp nhiều chiến dịch quảng cáo đồng thời có thể gia tăng hiệu suất của việc tiếp cận thị trường. Sau mỗi chiến dịch, doanh nghiệp cần xem xét đánh giá, phản hồi và ý kiến của khách hàng để điều chỉnh và cải thiện chiến lược tiếp thị sao cho phù hợp hơn.
Bước 5: Hoàn thiện mô hình kinh doanh và bắt tay thực hiện
Khi đã hoàn thành việc phân tích các bước đã đề cập trên, giờ là lúc doanh nghiệp bắt tay vào thực tế hóa mô hình kinh doanh của mình. Tất nhiên, trong quá trình triển khai chắc chắn sẽ xuất hiện nhiều vấn đề mà doanh nghiệp không lường trước được. Tuy vậy cũng đừng lo lắng, hãy chuẩn bị tâm thế đón nhận những thay đổi nhé!
Các loại mô hình kinh doanh theo hình thức giao dịch
1. Mô hình kinh doanh Canvas (Business Model Canvas - BMC)
Mô hình Canvas là một khung đồ họa chiến lược giúp trình bày và hệ thống hóa thông tin. Mục tiêu của mô hình Canvas là định vị và thực hiện kế hoạch kinh doanh để ổn định và tăng trưởng tài chính.
Mô hình kinh doanh này được tạo bởi Alexander OstrerWalder và Yves Pigneur và được nhiều công ty hàng đầu thế giới lựa chọn để quản lý và hình thành chiến lược kinh doanh, tạo động lực tăng trưởng mới.
09 yếu tố căn bản trong mô hình kinh doanh Canvas:
- Đối tượng khách hàng chính của dự án này.
- Giá trị mà một sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại cho khách hàng.
- Phương tiện truyền thông và kênh phân phối.
- Làm thế nào để xây dựng mối quan hệ khách hàng.
- Doanh thu bán hàng dự kiến.
- Nguồn lực chính cho dự án.
- Đối tác dự án.
- Các hoạt động chính của ý tưởng kinh doanh.
- Cơ cấu chi phí hoạt động.
Ba ưu điểm của mô hình Canvas
Mô hình Canvas đang dần phổ biến trong giới kinh doanh Việt Nam và quốc tế, sau đây là 3 điểm mạnh trong mô hình Canvas bạn cần biết:
- Tập trung: Kế hoạch kinh doanh truyền thống thường rất dài, và mô hình Canvas giúp loại bỏ những nội dung không cần thiết và tập trung vào những nội dung quan trọng.
- Tính linh hoạt: Thật dễ dàng để điều chỉnh và thử nghiệm các kế hoạch trên mô hình Canvas vì nó chỉ nằm trên một trang giấy.
- Tính minh bạch: Mô hình canvas cung cấp cho nhóm thực hiện công việc một cái nhìn tổng quan về việc thực hiện kế hoạch kinh doanh. Khi mọi thứ được trình bày trên một trang giấy duy nhất, các thành viên có thời gian để thảo luận và chia sẻ tầm nhìn cũng như ý tưởng một cách thẳng thắn. Điều này cho phép tất cả các thành viên biết chính xác những gì mọi người đang suy nghĩ và đưa ra thảo luận.
2. Mô hình kinh doanh B2B
Mô hình kinh doanh B2B (Business To Business) là mô hình hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp, chủ yếu xuất hiện trong lĩnh vực thương mại điện tử và hoạt động trên các kênh thương mại điện tử lớn. Các giao dịch phức tạp sẽ diễn ra trên thực tế, dựa trên hợp đồng, đề nghị mua bán sản phẩm và sự thỏa thuận trực tiếp giữa hai bên.
Mô hình KD B2B bao gồm 4 loại hình chính:
- Mô hình B2B thiên về bên bán.
- Mô hình B2B thiên về bên mua.
- Mô hình B2B trung gian.
- Mô hình B2B dạng thương mại hợp tác.
3. Mô hình kinh doanh B2C
B2C là viết tắt của từ gì? B2C là viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh Business to Customer, mô tả hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng. Nói cách khác, B2C là mô hình dành riêng cho lĩnh vực bán lẻ. Cơ chế của B2C rất đơn giản, thương nhân bán hàng hóa/dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cá nhân.
Quy trình bán hàng của mô hình kinh doanh B2C
Giúp mô hình kinh doanh B2C hoạt động hiệu quả và mang lại giá trị lợi nhuận đáng kể. Doanh nghiệp cần có một chiến lược cụ thể và một quy trình bán hàng tối ưu.
- Bước 1: Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng thông qua các kênh marketing đa dạng như: website, chiến dịch quảng cáo, các trang mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Instagram, Twitter,…
- Bước 2: Sau khi nhân viên đến với khách hàng tiến hành bán hàng thông qua tư vấn, giải đáp cụ thể các thắc mắc của khách hàng và cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
- Bước 3: Cuối cùng là phân tích, tổng kết đánh giá. Đánh giá hiệu quả của quy trình bán hàng B2C được đưa vào doanh nghiệp, kết hợp với việc sử dụng các trang mạng xã hội, phương tiện truyền thông để tiếp cận và nhận đánh giá từ khách hàng đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty.
4. Mô hình kinh doanh C2C (Consumer to Consumer)
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2C là hình thức cho phép khách hàng mua bán sản phẩm, dịch vụ trên website, tuy nhiên bạn phải trả một khoản phí nhỏ cho sàn thương mại điện tử. Mô hình này có đặc điểm là bán những sản phẩm khó tìm trên thị trường, chất lượng khó đảm bảo và lợi nhuận của người bán có thể được tối đa hóa.
Chẳng hạn, thực hiện đấu giá trên các trang thương mại điện tử như eBay, Amazon, Craigslist hay bán tài sản ảo, các dịch vụ hỗ trợ, trao đổi giao dịch… Tại Việt Nam, các giao dịch thường được thực hiện thông qua các trang web. Các mạng xã hội như Skype, Telegram, Facebook, Zalo… hay các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,…
30 mô hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay
Có rất nhiều các mô hình kinh doanh hiện nay đang tồn tại ở nhiều dạng khác nhau được doanh nghiệp áp dụng để cung cấp các giá trị và giải pháp cho khách hàng. Dưới đây, Vietnix chia sẻ đến bạn 30 loại mô hình kinh doanh phổ biến nhất.
1. Mô hình bán hàng trực tiếp - Direct Sales Business Model
Đây là một mô hình áp dụng kênh phân phối đơn giản, chủ yếu là hình thức bán hàng trực tiếp. Nhà sản xuất có thể bỏ qua các khâu trung gian trong chuỗi cung cấp để đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng.
Thành công áp dụng mô hình này phải kể đến DELL, một doanh nghiệp cung cấp máy tính cá nhân hàng đầu thế giới hiện nay với phương thức bán hàng thực hiện qua điện thoại hoặc trực tuyến (email, website…) mà không có sự tham gia của các thành viên trung gian (đại lý, nhà phân phối…).
Nhiều người đánh giá mô hình này đang dần lạc hậu và không còn nhiều hiệu quả trước sự hỗ trợ của công nghệ. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng nếu doanh nghiệp áp dụng đúng cách, bán hàng trực tiếp sẽ trở thành một trong những bí quyết giúp doanh nghiệp đó thành công xác định chính xác thị trường mục tiêu của mình.
2. Mô hình tiếp thị liên kết - Affiliate Marketing Business Model
Tiếp thị liên kết là một hình thức kiếm tiền bằng cách giới thiệu, quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của người khác đến những người có nhu cầu trên các nền tảng trực tuyến. Thông qua lượt click mua hàng hay lượt xem mà người tiếp thị sẽ nhận về một khoản phí gọi là hoa hồng.
Minh họa cụ thể cho mô hình này là Affiliate Marketing cho các sàn thương mại điện tử Lazada hay Shopee. Các KOL/Reviewer sở hữu lượng lớn người theo dõi dễ dàng kiếm bộn tiền hoa hồng thông qua cách giới thiệu sản phẩm và gắn đường dẫn (link) sản phẩm tiếp thị, sau đó thực hiện lời kêu gọi hành động (CTA).
3. Mô hình kinh doanh dành cho các công ty tư vấn - Consulting Business Model
Consulting Business Model là mô hình kinh doanh dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn. Hoạt động của mô hình này dựa trên việc thuê những nhân tài trong ngành và để họ thực hiện giải quyết các yêu cầu của khách hàng, đổi lại khách hàng phải trả một khoản phí được tính theo giờ hoặc theo ngày cho doanh nghiệp.
Ví dụ minh họa là HRchannel - một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân tài cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Ngoài việc tuyển dụng, các nhân sự của doanh nghiệp còn làm dịch vụ tư vấn, giáo dục để cải thiện hiệu quả hoạt động trong bộ máy doanh nghiệp.
4. Mô hình kinh doanh Freemium - Freemium Business Model
Đây là mô hình rất phổ biến ở những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm Software as a service (SaaS) với cách thức hoạt động dựa trên hình thức sử dụng miễn phí và có trả phí cho dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Sản phẩm có thể được sử dụng miễn phí trong thời gian ngắn hoặc chỉ được dùng 1 vài tính năng cơ bản. Để sử dụng lâu dài hay sử dụng các tính năng nâng cấp bắt buộc khách hàng phải trả phí.
Ví dụ với ứng dụng từ điển Hán Ngữ Hanzii Dict, người dùng phiên bản miễn phí chỉ được dùng tính năng tra cứu, dịch và tạo flashcard ôn tập. Tuy nhiên, khi nâng cấp phiên bản trả phí, các tính năng mở rộng thêm vào gồm thống kê học tập, luyện thi HSK, xóa quảng cáo, sổ tay thành ngữ chuyên ngành cao cấp,…
5. Mô hình kinh trên nền tảng đa diện - Multi-sided Platform Business Model
Doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng đa diện sẽ cung cấp những sản phẩm hoặc dịch vụ phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, mang lại những giá trị và đáp ứng những nhu cầu, mong muốn của họ.
Chẳng hạn trên nền tảng TopCV, trang web này sở hữu một lượng người truy cập lớn, hoạt động dựa trên việc giúp nhà tuyển dụng lọc và tìm kiếm những ứng viên phù hợp. Bên cạnh đó, nền tảng cũng cung cấp dịch vụ cho ứng viên kết nối với những vị trí công việc mà mình mong muốn.
6. Mô hình đồng đẳng - Peer to Peer Business Model
Kinh doanh dựa trên mô hình đồng đẳng - Peer to Peer nghĩa là doanh nghiệp hoạt động như một nhà trung gian làm cầu nối để đáp ứng giá trị cho 2 bên cung và cầu, từ đó thu lợi dựa trên khoản phí hoa hồng có được sau mỗi lần giao dịch thành công.
Mô hình này được nhiều doanh nghiệp áp dụng và mang về lợi nhuận cực khủng mỗi năm, chẳng hạn như sàn thương mại điện tử Shopee. Sàn hoạt động với cơ chế cho người bán hàng thuê những gian hàng trực tuyến và kết nối người mua đến sàn và mua hàng. Mỗi lần giao dịch mua bán thành công, Shopee sẽ thu phí dịch vụ 5%.
7. Mô hình kinh doanh chuyển đổi tiền mặt theo chu kỳ - Cash Machine Business Model/Cash Conversion Cycle
Mô hình chuyển đổi tiền mặt theo chu kỳ thường áp dụng cho các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp. Để tồn tại trên thị trường, doanh nghiệp sau một khoảng thời gian ngắn hạn sẽ sử dụng tiền thu được từ hoạt động bán hàng chi trả cho các nhà cung cấp để mua nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất được vận hành suôn sẻ.
Việc thanh toán những khoản nợ trong ngắn hạn với chu kỳ xoay vòng giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín trong mắt đối tác và cho phép doanh nghiệp tiếp tục được mua và sử dụng dịch vụ của họ trong tương lai.
8. Mô hình kinh doanh một đổi một - One for One Business Model
Một đổi một hay One for One là mô hình kinh doanh độc đáo bởi mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ tập trung vào lợi nhuận mà còn hướng đến việc tạo ra giá trị nhân văn cho xã hội.
Ví dụ minh họa cho mô hình này doanh nghiệp thời trang Coolmate với những chiến dịch đầy tính nhân văn như mỗi chiếc áo bán ra, doanh nghiệp sẽ trích 50 ngàn vào các quỹ từ thiện, quỹ phòng chống dịch covid.
9. Mô hình kinh doanh ẩn doanh thu - Hidden Revenue Business Model
Doanh nghiệp điển hình áp dụng mô hình kinh doanh ẩn doanh thu này phải kể đến là Facebook, ông lớn mạng xã hội này có chiến lược kinh doanh bằng việc cung cấp nền tảng miễn phí cho người dùng và thu lợi nhuận từ việc bán dữ liệu người dùng.
Với lượng người dùng ứng dụng lên đến hàng tỷ người mỗi ngày, ứng dụng này thực hiện theo dõi và thu thập thông tin người dùng, biết được hành vi và sở thích của họ và bán thông tin đó cho những doanh nghiệp khác dưới hình thức quảng cáo.
Bạn có thể không xa gì với những dòng tin nhắn với bạn bè về việc muốn mua chiếc áo hay chiếc túi xách và ngay sau đó, trên newfeed của bạn tràn ngập những quảng cáo về áo và túi xách.
10. Mô hình kinh doanh theo hình thức đăng ký - Subscription Business Model
Kinh doanh theo hình thức đăng ký là một mô hình hoạt động dựa trên việc thu lợi nhuận từ việc người dùng trả phí để sử dụng dịch vụ theo ngày/tháng/năm và tiếp tục gia hạn đăng ký để duy trì thời hạn sử dụng. Đây là mô hình đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực để cung cấp những dịch vụ hấp dẫn, duy trì khách hàng.
Ví dụ cho hình thức này là dịch vụ xem phim giải trí FPT Play, để xem các bộ phim chiếu rạp, phim bom tấn mới thì người dùng phải trả 1 khoản phí để đăng mua gói thuê bao hàng tháng hoặc năm.
11. Mô hình kinh doanh chuỗi cung ứng tích hợp theo chiều dọc - Vertically Integrated Supply Chain Business Model
Mô hình chuỗi cung ứng tích hợp theo chiều dọc là hình thức kinh doanh mà doanh nghiệp sở hữu hoặc kiểm soát chuỗi cung ứng của mình bằng cách kiểm soát các nhà cung cấp, nhà phân phối hay các địa điểm bán lẻ.
Nhờ việc kiểm soát chuỗi cung ứng theo chiều dọc, doanh nghiệp đạt được những lợi ích trong việc quản lý quy trình hoạt động, tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả.
Netflix là thương hiệu điển hình thành công áp dụng mô hình này, doanh nghiệp ban đầu chỉ hoạt động như nhà cung cấp phim và truyền hình. Về sau, nơi đây mở rộng cách thức kinh doanh bằng việc tự sản xuất ra những bộ phim mới và trình chiếu song song cùng các hãng phim khác trên nền tảng phân phối của mình.
12. Mô hình kinh doanh thị trường thương mại điện tử - Ecommerce Marketplace Business Model
Thị trường thương mại điện tử là miếng mồi ngon mà hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đang tập trung khai thác. Nhu cầu và hành vi người dùng hiện đại cũng đang dần thay đổi, xu hướng người dùng mua sản phẩm trên nền tảng trực tuyến đang tăng cao. Cụ thể, các sàn thương mại điện tử Shopee Việt Nam được ghi nhận gần 10 tỷ USD doanh thu trong năm 2021, sở hữu lượng người truy cập đạt hơn 88 triệu lượt mỗi tháng.
13. Mô hình khuyến mãi tập trung vào chất lượng cao - The Discount Business Model That Focuses On High Quality
Mô hình kinh doanh The Discount Business Model That Focuses On High Quality khuyến mãi tập trung vào chất lượng cao bắt buộc doanh nghiệp cam kết duy trì cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng với chất lượng cao nhất có thể, trong khi đó, mức giá bán ra lại phải chăng hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Ví dụ điển hình của hình thức này là chuỗi siêu thị ALDI với định vị thương hiệu bán sản phẩm giá thấp, chấp nhận doanh thu và chi phí marketing thấp hơn.
14. Mô hình Agency - Agency Based Business Model
Doanh nghiệp kinh doanh dựa trên mô hình Agency là hoạt động chủ yếu dựa trên việc tư vấn và cung cấp những giải pháp marketing cho các doanh nghiệp khác đang có nhu cầu. Nhân sự của doanh nghiệp agency hầu hết là những chuyên gia marketing có chuyên môn và kinh nghiệm.
Ví dụ minh họa là thương hiệu Durex với những chiến dịch marketing lan truyền độc đáo, thu hút sự quan tâm của đông đảo người xem được sản xuất bởi các doanh nghiệp Agency như Dentsu Aegis,…
15. Mô hình lợi nhuận từ sản phẩm đi kèm - Razor And Blade Revenue Model
Mô hình này được hiểu đơn giản là khi doanh nghiệp ban đầu bán sản phẩm với giá thấp để thu lợi nhuận từ những sản phẩm đi kèm bắt buộc phải có. Chẳng hạn như với sản phẩm máy in bán ra với giá rẻ nhằm mục đích bán sản phẩm kèm theo là mực in với số lượng lớn để thu nhiều lợi nhuận hơn.
16. Mô hình Privacy - Privacy As An Innovative Business Model
Theo sự phát triển của internet, các dữ liệu thông tin cá nhân người dùng ngày càng dễ bị đánh cắp và sử dụng cho mục đích thương mại. Đây cũng là lúc các doanh nghiệp kinh doanh dựa trên dữ liệu người dùng ra đời.
Facebook và Google là những doanh nghiệp điển hình cho mô hình này, với nền tảng trực tuyến sở hữu lượng truy cập hàng đầu thế giới hiện nay, họ cho phép người dùng sử dụng miễn phí nhưng thay vào đó, thông tin của người dùng đồng thời cũng được họ thu nhập và bán lại cho các doanh nghiệp khác.
17. Mô hình kinh doanh nhượng quyền - Franchising Business Model
Kinh doanh nhượng quyền là hình thức kinh doanh tồn tại từ lâu và phổ biến trên thị trường hiện nay. Theo đó, bên nhượng quyền sẽ ủy thác cho bên nhận nhượng quyền được phép kinh doanh các sản phẩm hoặc dịch vụ, thương hiệu, bí quyết kinh doanh,… của mình trong một thời gian nhất định và giữa hai bên sẽ có sự ràng buộc lẫn nhau về quyền lợi và nghĩa vụ.
Ví dụ minh họa cho hình thức này là các thương hiệu chuỗi cửa hàng như gà rán KFC, Lotteria hay chuỗi bánh mì Má Hải, lẩu băng chuyền Kichi Kichi,…
18. Mô hình kinh doanh dựa vào lượt theo dõi theo yêu cầu - On - Demand Subscription Based Business Model
Mô hình kinh doanh dựa trên lượt theo dõi theo yêu cầu được phát triển dựa trên mô hình truyền thông truyền thống khi mà những lịch trình, chương trình được lên sẵn trước đó và phát sóng cố định.Trong khi đó, mô hình mới này ra đời cho phép xây dựng và phát sóng các chương trình sở hữu lượt theo dõi và ủng hộ đông đảo từ khán giả.
19. Mô hình kết hợp giữa chuỗi cung ứng và nhượng quyền - Mix of Chain And Franchise Business Model
Chuỗi cung ứng chỉ một chủ sở hữu thương hiệu và toàn quyền quản lý các địa điểm kinh doanh của mình. Nhượng quyền là nhiều người cùng nhau kiểm soát và chia sẻ rủi ro các địa điểm.
Mô hình kết chuỗi hợp giữa chuỗi cung ứng và nhượng quyền ra đời là hình thức kinh doanh mới cho phép chủ sở hữu vừa toàn quyền phụ trách một số địa điểm kinh doanh nhất định vừa nhượng quyền một số địa điểm cho bên có nhu cầu nhận nhượng quyền.
Ví dụ cho mô hình này là thương hiệu cà phê Trung Nguyên với một số cửa hàng bán lẻ do đội ngũ quản lý công ty chịu trách nhiệm và một số cửa hàng nhượng quyền cho các đối tác được lựa chọn kỹ càng.
20. Mô hình kinh doanh tin tức tức thời - Instant News Business Model
Khi người dùng đang dần bị kéo vào sự FOMO (Nỗi sợ bị bỏ lại) với các thông tin trên mạng xã hội. Các doanh nghiệp kinh doanh tin tức tức thời như Facebook, Twitter, Instagram hay Google tận dụng việc thu hút sự chú ý của người dùng đối với các thông tin, tin tức để hoạt động kinh doanh.
21. Mô hình kinh doanh ngành giáo dục - Educational Niche Business Model
Đây là mô hình kinh doanh dựa trên sản phẩm ngách thuộc lĩnh vực giáo dục, doanh nghiệp hoạt động theo hình thức này dựa trên nguyên lý được pha trộn giữa mô hình Freemium và theo hình thức đăng ký.
Chẳng hạn, với ứng dụng ELSA English - học tiếng Anh trực tuyến, người dùng có thể tải về và học miễn phí một số bài học. Tuy nhiên, để học nhiều bài học và sử dụng nhiều tính năng nâng cao hơn thì bắt buộc phải đăng ký mua bản trả phí medium.
22. Mô hình kinh doanh từ nội dung được cung cấp bởi người dùng - User Generated Content Business Model
Đây là một hình thức kinh doanh độc đáo mà doanh nghiệp hoạt động dựa trên việc xây dựng một nền tảng trực tuyến cho phép người dùng của mình có thể chia sẻ và cung cấp những nội dung lên đó. Nhờ những thông tin hữu ích, giải quyết được nhu cầu giữa các người dùng mà nền tảng thu hút thêm nhiều lượt truy cập, từ đó kiếm lợi nhuận qua các quảng cáo.
Ví dụ minh họa là diễn đàn VOZ với những chủ đề, câu chuyện thật trong lĩnh vực công nghệ, giải trí…được các thành viên chia sẻ, thảo luận đông đảo tại đây.
23. Mô hình kinh doanh Blockchain - Blockchain Based Business Model
Blockchain là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực công nghệ tiền điện tử. Hiểu đơn giản thì đây là một công nghệ thực hiện chuyển hóa dữ liệu thành các khối và kết nối chúng thành một chuỗi dài. Chuỗi dữ liệu khi được chuyển hóa sẽ không mất đi khi có thêm thông tin mà thay vào đó sẽ tạo thành các khối mới liên kết và nối liền với các khối cũ để tạo thành chuỗi mới.
Là một xu hướng công nghệ trong tương lai, blockchain được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề. Tiêu biểu là các doanh nghiệp đang ứng dụng mô hình kinh doanh Blockchain như Binance, Northern Trust,…
24. Mô hình kinh doanh gia đình - Family Owned Integrated Business Model
Mô hình kinh doanh gia đình thường là những doanh nghiệp sở hữu tư nhân, chủ doanh nghiệp và thành viên quản lý cốt cán điều hành có mối quan hệ máu mủ với nhau. Chẳng hạn như, doanh nghiệp Samsung với người sáng lập Lee Kun Hee và thành viên trong gia tộc họ Lee nắm giữ phần lớn cổ phần tập đoàn.
Để hiểu rõ hơn về tập đoàn này bạn có thể tham khảo bài phân tích về Ma trận SWOT của Samsung của Vietnix nhé
25. Mô hình kinh doanh đa thương hiệu - Multi Brand Business Model
Mô hình đa thương hiệu là hình thức kinh doanh bằng cách tạo ra và quản lý nhiều thương hiệu khác nhau ngoài thương hiệu chủ chốt của doanh nghiệp. Các thương hiệu này có thể hoạt động trong một hoặc nhiều lĩnh vực ngành nghề.
Lợi ích của kinh doanh nhiều thương hiệu là doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro hình ảnh thương hiệu chính bị ảnh hưởng khi sản phẩm hoặc dịch vụ thương hiệu nhánh không được lòng khách hàng.
Điển hình của mô hình này là 2 ông lớn trong ngành FMCG sở hữu đa dạng thương hiệu như Unilever (Lifebuoy, Dove, Vim, Knorr, Close Up…) và P&G (Comfort, Head&Shoulder, Tide, Downy,…)
26. Mô hình kinh doanh nhân bản - Humanist Enterprise Business Model
Kinh doanh nhân bản hoạt động dựa trên nguyên tắc tạo ra lợi nhuận dựa trên việc không gây tổn hại đến ai, mà ngược lại doanh nghiệp sẽ đầu tư san sẻ những kiến thức, kinh nghiệm của mình đến người lao động, tạo cho họ công ăn việc làm ổn định hay đầu tư cải thiện các dịch vụ sống của con người.
Ví dụ như tập đoàn sữa tươi TH True Milk đầu tư phát triển chuỗi giá trị bền vững với hệ thống trang trại bò sữa và nông nghiệp xanh với quy trình sản xuất hiện đại, thân thiện môi trường tại Việt Nam. Điều này không chỉ giúp người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm sạch mà còn hỗ trợ công ăn việc làm cho người dân, góp phần phát triển kinh tế nước nhà.
27. Mô hình kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng - Direct to Consumers Business Model
Doanh nghiệp ứng dụng mô hình kinh doanh trực tiếp đến người tiêu nhấn mạnh vào hoạt động marketing hơn là quy trình bán hàng. Mô hình này đòi hỏi sự tương tác trực tiếp giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng mà không cần đến trung gian.
Lợi ích của mô hình này là doanh nghiệp dễ dàng truyền tải thông điệp của mình đến khách hàng cũng như nhận các phản hồi nhanh chóng hơn, hiểu được suy nghĩ và hành vi của họ để tiếp tục thực hiện các chiến dịch marketing thu hút khách hàng.
Ví dụ minh họa là ứng dụng giao đồ ăn BAEMIN với những chiến dịch marketing đầy sáng tạo và thông minh bằng cách tập trung vào cảm xúc khách hàng. Thương hiệu hoạt động sôi nổi trên các mạng xã hội và đầu tư liên tục sản xuất ra các dạng content bắt trend, mời những KOL/Influencer có sức ảnh hưởng rộng rãi trong nhóm khách hàng trẻ,…
28. Mô hình kinh doanh dựa trên hệ thống phân phối - Distribution Based Business Model
Kinh doanh dựa trên hệ thống phân phối là mô hình tồn tại dựa vào hệ thống các thành viên trong kênh phân phối để kết nối với người tiêu dùng cuối cùng. Hầu hết doanh nghiệp được nhận định là hoạt động theo mô hình này.
Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực hàng tiêu dùng là ví dụ điển hình cho mô hình này. Chẳng hạn, công ty sữa Vinamilk sở hữu hệ thống kênh phân phối đa dạng với nhiều cấp độ trung thành như siêu thị, nhà phân phối, đại lý, cửa hàng bán lẻ, chuỗi cửa hàng…
29. Mô hình kinh doanh dựa trên doanh thu tổng hợp đa nguồn - Enterprise Business Model Built On Complex Sales
Doanh nghiệp kinh doanh với doanh thu từ nhiều nguồn không chỉ bán một sản phẩm cho một tập khách hàng mà khai thác thêm nhiều nguồn thu khác để gia tăng lợi nhuận và mở rộng quy mô doanh nghiệp.
Ví dụ như với doanh nghiệp KIDO, doanh thu được tổng hợp từ nhiều ngành mà doanh nghiệp này đầu tư sản xuất kinh doanh như ngành dầu ăn, ngành kem, ngành snacking và các mảng liên doanh khác.
30. Mô hình kinh doanh dựa trên sự chú ý người dùng - Attention Merchant Business Model
Kinh doanh dựa trên sự chú ý người dùng là hình thức doanh nghiệp hoạt động bằng việc thu hút sự chú ý con người. Những doanh nghiệp quảng cáo chính là ví dụ điển hình cho mô hình này.
Ví dụ điển hình cho mô hình này đó là Facebook và Google, hai doanh nghiệp đang chiếm vị trí top đầu trong lĩnh vực quảng cáo.
Một số mô hình kinh doanh mới chưa có tại Việt Nam
Trong nền kinh tế phẳng, các doanh nghiệp dần phá bỏ rào cản giữa các quốc gia để tiếp cận với các kỹ thuật tiên tiến và những mô hình kinh doanh mới, độc đáo. Dưới đây là một số mô hình mới nhưng khá tiềm năng trong tương lai tại Việt Nam vẫn chưa có:
Mô hình kinh doanh lưu động
Đây là mô hình khá phổ biến ở nước ngoài, bắt gặp nhiều nhất là hình thức kinh doanh thực phẩm trên các xe bán tải, xe buýt. Dạng lưu động nghĩa là có thể di chuyển nhiều nơi bằng phương tiện để thực hiện việc kinh doanh mà không phải xây dựng cửa hàng cố định.
Mô hình kinh doanh khách sạn chăm sóc cho thú cưng
Số lượng người yêu thích thú cưng tại Việt Nam đang gia tăng. Tương lai, dịch vụ chăm sóc thú cưng chính là thị trường tiềm năng cho các nhà kinh doanh đầu tư và phát triển.
Mô hình kinh doanh đấu giá cao nhất
Bạn có thể bắt gặp mô hình này trên sàn Amazon. Đây là hình thức sở hữu sản phẩm dựa trên việc đấu giá. Người trả giá cao nhất sẽ có quyền sở hữu.
Ngoài những mô hình tiêu biểu trên, vẫn nhiều một số mô hình độc đáo khác tại Việt Nam vẫn chưa có như là dịch vụ chế tạo trang sức từ tro cốt, dịch vụ tư màu sắc…
Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh
Làm thế nào để tạo ra một mô hình kinh doanh độc đáo và cạnh tranh hơn đối thủ thực sự là không có câu trả lời. Tuy nhiên, sau đây bạn có thể tham khảo một số yếu tố tạo nên thành công của mô hình kinh doanh.
- Phân loại khách hàng.
- Các hoạt động chính trong mô hình.
- Các đối tác tiềm năng.
- Tài nguyên chính.
- Mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp.
- Nguồn thu nhập chính.
- Kênh phân phối.
- Cơ cấu chi phí.
Phân biệt mô hình kinh doanh và mô hình doanh thu
Rất nhiều người hiện nay thường nay vẫn thường nhầm lẫn khái niệm giữa mô hình kinh doanh và mô hình doanh thu là một. Tuy nhiên, đây là 2 khái niệm khác biệt và có thể nói, trong mô hình kinh doanh bao hàm cả mô hình doanh thu.
Cụ thể hơn, mô hình kinh doanh của một doanh nghiệp phụ thuộc vào lĩnh vực và định hướng mà doanh nghiệp đó theo đuổi. Từ đó, xây dựng những yếu tố bền vững để tập trung phát triển, mang về nguồn thu nhập cho mình. Những yếu tố đó bắt buộc phải kể đến là:
- Bản kế hoạch kinh doanh: mô tả chi tiết những công việc mà doanh nghiệp thực hiện trong khoảng thời gian nhất định.
- Ma trận thị phần tăng trưởng: xác định chiến lượng tăng trưởng thị phần doanh nghiệp trên thị trường.
- Đường tăng trưởng: xác định giai đoạn thích hợp để gia tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp và biết được khi nào cần ra mắt sản phẩm mới hay tham gia vào thị trường mới.
- Mô hình 5 áp lực cạnh tranh Porter: phân tích 5 khía cạnh gồm Đối cạnh cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn, nhà cung cấp, khách hàng và sản phẩm thay thế để doanh nghiệp xác định được vị thế trên thị trường và chiến lược dài hạn đúng đắn trong tương lai.
Còn mô hình doanh thu là những chiến lược mà doanh nghiệp sử dụng để quản lý luồng doanh thu của mình cũng như tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Lợi nhuận đó phải lớn hơn số vốn doanh nghiệp đầu tư ban đầu thì việc kinh doanh mới xem là hiệu quả.
Tóm lại, mô hình kinh doanh chính là một quy trình với nhiều khâu và công đoạn từ xác định ý tưởng, thị trường, khách hàng mục tiêu, nguồn lực, chi phí cho đến triển khai tổ chức, đo lường và kiểm soát các hoạt động. Còn mô hình doanh thu chỉ là một khâu trong quy trình đó, phụ trách việc tạo ra dòng tiền cho doanh nghiệp.
Thành phần chính trong mô hình kinh doanh
Có rất nhiều các loại mô hình kinh doanh đang hoạt động trên thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp khi áp dụng. Tùy vào loại hình sản phẩm và dịch vụ mà từng doanh nghiệp sẽ áp dụng sao cho phù hợp.
Dù là các mô hình kinh doanh nào thì đều chứa đựng những thành phần chính như sau:
- Xác định ý tưởng kinh doanh: Hình thành từ những nỗi lo mà khách hàng đang gặp phải hay những nhu cầu mong muốn được giải quyết của khách hàng.
- Cung cấp giải pháp: Cách thức doanh nghiệp đề ra những giải pháp khắc phục nhu cầu hay mong muốn của khách hàng.
- Nguồn lực doanh nghiệp: Tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị…), tài sản vô hình (thương hiệu,…), nhân lực và tài chính.
- Phân khúc khách hàng: Xác định nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
- Đề xuất giá trị: Lý giải cho việc tại sao khách hàng lại sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
- Kênh bán hàng: Cách thức doanh nghiệp tiếp cận khách hàng.
- Bối cảnh thị trường: Xác định những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp và sản phẩm thay thế tồn tại trên thị trường.
- Lợi thế cạnh tranh: Điểm khác biệt của doanh nghiệp so với các sản phẩm tương tự trên thị trường.
- Luồng doanh thu: Cách thức doanh nghiệp tạo ra dòng tiền.
- Đối tác: Những nhà cung cấp chính cho doanh nghiệp như nhà cung cấp, ngân hàng, công ty vận chuyển,…
- Cấu trúc chi phí: Những loại chi phí mà doanh nghiệp phải cho hoạt động kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm.
- KPI: Các chỉ số cụ thể đánh giá và đo lượng hiệu quả hoạt động công việc.
Doanh nghiệp để phát triển bền vững bắt buộc phải xác định ngay từ đầu tất cả những yếu tố trên. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp mới thành lập thường tập trung xác định một vài yếu tố được cho là cần thiết.
Lời kết
Tạo lập mô hình kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định phần lớn đến sự thành công của doanh nghiệp. Đây là một quá trình đòi hỏi doanh nghiệp phải tỉ mỉ nghiên cứu và xác định những phương hướng hành động cụ thể, rõ ràng. Hy vọng thông tin trên mà Vietnix chia sẻ trong bài viết sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra mô hình kinh doanh phù hợp nhất!