Ngày đăng: 25/11/2024
Khi mua sắm, bạn có thể dễ dàng bắt gặp cụm từ “giá niêm yết“ trên các sản phẩm hoặc dịch vụ Nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu rõ giá niêm yết là gì và nó có ý nghĩa thế nào trong giao dịch hàng ngày? Hãy cùng Vạn An Group tìm hiểu về “giá niêm yết là gì?” ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Giá niêm yết là gì?
Dựa theo Điều 29 Luật Giá 2023 (có hiệu lực từ ngày 1/07/2024) quy định về niêm yết giá. Giá niêm yết sẽ được định nghĩa là giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ đó do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định bằng Đồng Việt Nam, trừ các trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
Quy định về giá niêm yết
Những quy định về giá niêm yếu bao gồm:
Mặt hàng bắt buộc phải niêm yết giá
Theo quy định của pháp luật hiện hành, niêm yết giá là hoạt động bắt buộc khi kinh doanh mọi loại mặt hàng hóa, dịch vụ, cụ thể:
- Giá niêm yết mỗi mặt hàng do cá nhân, tổ chức kinh doanh tự kê khai, định giá, trừ trường hợp hàng hóa, dịch vụ kinh doanh thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá.
- Khi đó tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và mua bán đúng giá đã niêm yết;
- Việc niêm yết giá phải rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho khách hàng;
- Đối với hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và mua bán đúng giá đã niêm yết;
- Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục nhà nước định giá thì niêm yết giá theo tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định.
Địa điểm thực hiện niêm yết giá:
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại cửa hàng, nơi giao dịch mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ theo quy định pháp luật, bao gồm:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh (có quầy giao dịch và bán sản phẩm).
- Siêu thị, trung tâm thương mại, chợ theo quy định của pháp luật, của hàng, cửa hiệu, kiot, quầy hàng, nơi giao dịch thực hiện việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Hội chợ triển lãm có bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Các địa điểm khác theo quy định của pháp luật.
Hình thức niêm yết:
+ Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện niêm yết giá theo các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hoá, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Đối với hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết. Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được bán cao hơn hoặc mua thấp hơn giá niêm yết.
Lưu ý: Việc để bảng giá trên bàn (không dán hoặc treo) thì không được xem là giá niêm yết.
Cách thức niêm yết giá
- Những cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh phải thực hiện niêm yết giá một cách rõ ràng, không đặt ra nhiều tầng ý nghĩa về giá để tranh gây hiểu nhầm cho khách hàng. Chủ kinh doanh có thể lựa chọn các hình thức niêm yết giá khác nhau như bằng bút, in giá niêm yết hoặc dán, … ;
- Giá niêm yết phải được đặt ở những nơi hợp lý về sản phẩm , đảm bảo rằng người mua hàng, người dùng dễ dàng nhìn thấy và có thể nhận biết;
- Giá niêm yết đối với từng sản phẩm phải được bán đúng giá hoặc có thể thấp hơn, không được bán với giá cao hơn, đặc biệt là đối với các trường hợp chủ kinh doanh bán hàng cho khách du lịch, khách nước ngoài;
- Đối với những mặt hàng được niêm yết giá bởi nhà nước thì không được tự ý thay đổi mà phải bán đúng với giá nhà nước quy định;
- Giá niêm yết phải được thể hiện dưới dạng tiền đồng Việt Nam, những hàng hóa được nhà nước quy định niêm yết với giá trị tiền của nước khác sẽ được áp dụng theo nhà nước;
- Giá niêm yết là giá đã bao gồm tất cả loại thuế, phí của sản phẩm đó. Người mua chỉ cần trả tiền theo giá đã niêm yết, không cần trả thêm thuế phí nào khác trừ vận chuyển từ cửa hàng nơi mua đến nơi mà người mua muốn nhận (nếu có).
Xử phạt vi phạm về niêm yết giá:
Chủ thể kinh doanh phải bán hàng hóa, dịch vụ của mình theo đúng giá đã niêm yết. Nếu vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền.
+ Mức xử phạt vi phạm hành chính trong lực vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn được quy định như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật; niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng;
- Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: hành vi vi phạm nhiều lần, tái phạm; niêm yết giá không đúng giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá;
+ Ngoài ra, chủ thể vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như:
- Buộc phải thực hiện niêm yết giá đúng quy định;
- Buộc trả lại khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết;
- Tước giấy phép kinh doanh và quyền sử dụng đối với các loại giấy tờ liên quan khác đến 12 tháng hoặc từ 12 tháng trở lên (đối với trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm) …
Giá niêm yết và giá bán khác nhau như thế nào?
Tiêu chíGiá niêm yếtGiá bánĐịnh nghĩa Giá được công bố hoặc niêm yết công khai bởi nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp. Giá thực tế mà khách hàng phải trả sau khi áp dụng các giảm giá, khuyến mãi hoặc thỏa thuận cụ thể. Mục đích Thể hiện giá trị trên thị trường và làm cơ sở để tính giảm giá hoặc khuyến mãi. Số tiền khách hàng trả để sở hữu sản phẩm hoặc dịch vụ. Quy định pháp luật Không được bán cao hơn giá niêm yết. Không có quy định cố định, linh hoạt theo thỏa thuận và chiến lược kinh doanh. Hàng hóa do Nhà nước định giá Phải niêm yết và bán đúng giá hoặc phù hợp với giá tối thiểu, giá tối đa, khung giá do cơ quan có thẩm quyền quy định. Không bị ràng buộc bởi quy định của Nhà nước, thường thấp hơn giá niêm yết để kích thích tiêu dùng. Tính ổn định Thay đổi ngay khi có sự điều chỉnh giá hàng hóa hoặc dịch vụ. Thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào thời điểm, thị trường, khách hàng hoặc chiến lược kinh doanh. So với giá thực tế Là mức giá cơ bản, có thể cao hơn giá bán thực tế sau khuyến mãi hoặc thỏa thuận. Thường thấp hơn giá niêm yết, được sử dụng để thu hút khách hàng và thúc đẩy mua sắm.Trong bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm “giá niêm yết là gì?”. Hiểu rõ giá niêm yết không chỉ giúp bạn nắm bắt thông tin chính xác khi mua sắm mà còn đảm bảo quyền lợi của mình trong các giao dịch. Đây là yếu tố quan trọng để đánh giá giá trị sản phẩm, so sánh và đưa ra quyết định mua hàng hợp lý. Vạn An Group hy vọng những thông tin trong bài viết trên hữu ích cho bạn đọc.
CTY CP TẬP ĐOÀN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG VẠN AN
- Hotline: 0968 675 102 - 0985 385 102
- Email: [email protected]