Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit) là một loại giấy tờ có giá được phát hành bởi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với mục đích huy động vốn từ các tổ chức hoặc cá nhân. Đây là hình thức tiết kiệm lĩnh lãi một lần trong khoảng thời gian cố định và lãi suất có thể thay đổi tùy theo số tiền gửi hoặc độ dài của kỳ hạn.
Mặc dù có lãi suất cao hơn so với gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi lại không cho phép rút tiền trước ngày đáo hạn, thậm chí có thể bị phạt nếu không tuân thủ điều kiện và thỏa thuận đã cam kết với ngân hàng. Do tính thanh khoản thấp, hình thức này thường được áp dụng cho mục đích tiết kiệm dài hạn.
>> Xem thêm: Top 9 kênh đầu tư sinh lời an toàn cho số vốn nhàn rỗi 2024
Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng ba loại chứng chỉ tiền gửi như sau:
- Chứng chỉ tiền gửi ghi danh: Là loại giấy tờ có giá, phát hành ghi rõ tên người sở hữu trên giấy/sổ. Loại chứng chỉ này chỉ có thể chuyển nhượng khi được chủ sở hữu cho phép hoặc theo quy định của pháp luật.
- Chứng chỉ tiền gửi vô danh: Là loại giấy tờ có giá, phát hành không ghi tên người sở hữu trên chứng chỉ/sổ. Quyền sở hữu lúc này sẽ thuộc về người đang nắm giữ chứng chỉ/sổ.
- Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ: Đây là loại chứng chỉ không thể chuyển nhượng hay bán lại (không có tính thanh khoản). Người sở hữu sẽ được hưởng lãi vào ngày đáo hạn.
>> Xem thêm: Có ít vốn nên đầu tư gì để "ăn chắc mặc bền", hiệu quả 2024?
Các ngân hàng và công ty tài chính chỉ có thể phát hành chứng chỉ tiền gửi hoặc chứng nhận quyền sở hữu chứng chỉ tiền gửi khi hồ sơ đáp ứng đầy đủ các nội dung sau:
- Tên gọi chứng chỉ tiền gửi, ký hiệu, số seri phát hành.
- Tên tổ chức phát hành.
- Họ và tên, số thẻ căn cước (Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực), địa chỉ người mua (nếu người mua là cá nhân).
- Tên tổ chức mua, mã số doanh nghiệp/số giấy phép thành lập/số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, địa chỉ tổ chức mua (nếu người mua là tổ chức).
- Mệnh giá, lãi suất.
- Ngày phát hành, thời hạn, ngày đến hạn thanh toán, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán tiền gốc và lãi.
- Các nội dung khác trong chứng chỉ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.
- Chữ kỹ của người đại diện hợp pháp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành.
- Chữ ký do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.
- Các nội dung khác của chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định.
>> Xem thêm: Cách tiết kiệm tiền hiệu quả, dễ thực hiện để quản lý chi tiêu cho người trẻ
Thực tế, không phải ai cũng đủ điều kiện mua chứng chỉ tiền gửi, và không phải đơn vị nào cũng được phép phát hành loại giấy tờ này. Để tránh bị lừa đảo, bạn cần kiểm chứng, đối chiếu với những thông tin sau đây:
Đối tượng phát hành chứng chỉ tiền gửi
Theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-NHNN, những đối tượng được phát hành chứng chỉ tiền gửi là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm:
- Ngân hàng thương mại.
- Ngân hàng hợp tác xã.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính.
Đối tượng được phép mua chứng chỉ tiền gửi
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 12/2021/TT-NHNN (đã sửa đổi, bổ sung) về đối tượng được phép mua chứng chỉ tiền gửi là các cá nhân, tổ chức Việt Nam (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân nước ngoài. Trong đó, các điều kiện cụ thể như sau:
- Đối tượng mua phải đáp ứng phù hợp theo Luật Chứng Khoán, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng Khoán và những quy định pháp luật có liên quan.
- Đối tượng mua giấy tờ có giá do công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính phát hành phải là tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài.
- Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được mua chứng chỉ tiền gửi trong thời hạn dưới 12 tháng.
- Đối với cá nhân mua chứng chỉ tiền gửi phải đáp ứng đủ điều kiện:
- Đủ 18 tuổi trở lên.
- Người Việt Nam hoặc nước ngoài đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
- Có đầy đủ giấy tờ chứng minh nhân thân.
>> Xem thêm: Quy tắc 6 chiếc lọ - Bí quyết quản lý tài chính thông minh
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 01/2021/TT-NHNN về quy định và nguyên tắc phát hành chứng chỉ tiền gửi có đề cập như sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành chứng chỉ tiền gửi cho người mua trực tiếp tại địa điểm giao dịch hợp pháp, thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng sẽ chủ động tổ chức các đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi, đảm bảo tuân thủ các tỷ lệ theo quy quy định.
- Chứng chỉ tiền gửi phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc chứng nhận quyền sở hữu chứng chỉ tiền gửi, đảm bảo đầy đủ các nội dung ghi trên chứng chỉ, gồm: tên, chữ ký, mệnh giá, lãi suất, ngày phát hành, ngày đáo hạn,....
>> Xem thêm: Tự do tài chính là gì? Mẹo giúp người trẻ sớm đạt được tự do tài chính
Bên cạnh việc tìm hiểu về khái niệm chứng chỉ tiền gửi là gì thì bạn cần biết thêm ưu - nhược điểm của hình thức này để biết được đây có phải là phương án phù hợp với điều kiện, tình trạng hiện tại của cá nhân, tổ chức hay không.
Ưu điểm
- Tối thiểu rủi ro: Đây là hình thức đầu tư được phát hành bởi các ngân hàng và có Chính phủ đảm bảo nên rất ít rủi ro. Tiền gốc và lãi sẽ được đảm bảo trong toàn bộ thời hạn chứng chỉ.
- Lãi suất cao: Mức lãi suất của chứng chỉ tiền gửi trong cùng một kỳ hạn sẽ cao hơn so với hình thức gửi tiết kiệm, đồng thời cố định trong suốt kỳ hạn, giúp bạn dự đoán được khoản lãi sẽ nhận được..
- Tính linh hoạt: Một số loại chứng chỉ có thể chuyển nhượng, trao tặng hay bán đi tùy thuộc vào mục đích.
Nhược điểm
- Thanh khoản kém: Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm, nhưng chứng chỉ tiền gửi bị đánh giá có tính thanh khoản thấp hơn so với sổ tiết kiệm.
- Không phù hợp với mục tiêu ngắn hạn: Bạn sẽ không được tất toán trước kỳ hạn trong chứng chỉ, nếu rút trước sẽ có hình thức phạt theo điều kiện của từng ngân hàng.
- Thủ tục chuyển nhượng phức tạp: Tuy có thể chuyển nhượng quyền sở hữu, nhưng các loại giấy tờ chứng thực tương đối khó khăn. Và nếu bạn muốn đầu tư dài hạn thì mức lãi sẽ không cao.
- Rủi ro về lạm phát và tín dụng: Nếu lạm phát tăng cao hơn lãi suất chứng chỉ tiền gửi, giá trị thực của tiền bạn nhận được khi đáo hạn sẽ giảm. Đồng thời, trong trường hợp ngân hàng phá sản, việc nhận lại tiền có thể mất thời gian và gặp nhiều khó khăn.
>> Xem thêm: Top 20 cách kiếm tiền online tại nhà chỉ với số vốn khiêm tốn
Tuy là hai hình thức chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm có nhiều điểm tương đồng nhưng khi đưa ra so sánh, bạn sẽ thấy được mỗi phương án đầu tư mang đến một lợi thế riêng.
Có nên mua chứng chỉ tiền gửi không?
Hiện nay, các ngân hàng đang đưa ra nhiều mức lãi suất cao, cực kỳ hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi. Tuy nhiên, để đưa ra quyết định có nên mua chứng chỉ tiền gửi không, bạn nên cân nhắc dựa trên các ưu nhược điểm của hình thức này. Vì lợi nhuận càng cao sẽ đi kèm với rủi ro càng lớn, nên bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn kênh đầu tư uy tín, phù hợp theo mục tiêu của mình.
Lãi suất của chứng chỉ tiền gửi có cao hơn lãi suất tiết kiệm không?
Có. Thông thường, lãi suất chứng chỉ tiền gửi cao hơn lãi suất tiết kiệm do kỳ hạn gửi cố định. Việc người gửi cam kết gửi tiền trong một khoảng thời gian cố định mang lại sự ổn định hơn cho ngân hàng. Để bù đắp cho việc bạn không thể truy cập tiền của mình một cách linh hoạt, ngân hàng thường cung cấp lãi suất cao hơn so với tài khoản tiết kiệm.
Tôi nên mua chứng chỉ tiền gửi khi nào?
Nên cân nhắc mua chứng chỉ tiền gửi khi bạn có một khoản tiền nhàn rỗi mà không cần sử dụng ngay, muốn có lãi suất cao hơn so với gửi tiết kiệm thông thường và ưu tiên sự an toàn cho khoản đầu tư của mình. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn sẽ không thể rút tiền trước hạn.
Có thể thấy rằng, chứng chỉ tiền gửi là một hình thức đầu tư an toàn, có mức lãi suất cao, rất đáng để bạn tham khảo. Hy vọng với những thông tin Zalopay đã chia sẻ có thể giúp bạn hiểu rõ về chứng chỉ tiền gửi, từ đó đưa ra phương án phù hợp cho mình.