Là mã cổ phiếu ngành ngân hàng đang được các nhà đầu tư chú ý nhưng cổ phiếu TPB liên tục biến động trong thời gian gần đây, thế nên câu hỏi có nên đầu tư vào mã chứng khoán này trong năm 2024 hay không được nhiều người quan tâm . Hãy cùng tìm hiểu tổng quát về cổ phiếu TPB và thông tin liên quan trong bài viết để đưa ra quyết định chính xác.
I. Thông tin về Ngân Hàng TPBank
1. Tổng quan doanh nghiệp
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong thành lập ngày 05/05/2008 với mục tiêu trở thành tổ chức tài chính uy tín, minh bạch, hiệu quả, phát triển bền vững. Ngân hàng luôn tuân theo tôn chỉ mang đến những lợi ích tốt nhất cho cổ đông và khách hàng.
TPBank được khách hàng trẻ lựa chọn bởi sự tiện lợi của hệ thống LiveBank 24/24 phục vụ khách hàng thực hiện giao dịch bất kể ngày đêm. TPBank xứng đáng là ngân hàng thương mại uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
TPBank gồm 3 cổ đông chính là FPT, Vinare và Mobifone. Sau biến cố xảy ra năm 2011, cơ cấu về mặt sở hữu của TPBank đã thay đổi. Hiện nay, các cổ đông đang sở hữu ngân hàng TPBank gồm:
- Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI
- Tập đoàn Công nghệ FPT Công ty Tài chính quốc tế (IFC)
- Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare)
- Tập đoàn Tài chính SBI Ven Holding Pte.
TPBank cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ tài chính dành cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức. Những sản phẩm và dịch vụ ngân hàng nổi bật của ngân hàng gồm:
- Tài khoản thanh toán
- Dịch vụ vay vốn
- Thẻ tín dụng đa dạng
- Bảo hiểm liên kết
- Đầu tư
- Thanh toán quốc tế
- Công nghệ và đổi mới
Tổng quan về ngân hàng TPbank
Cổ phiếu TPB chào sàn ngày 19/04/2018 và niêm yết trên sàn HOSE. Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng khoa học công nghệ, TPBank nhận được đánh giá cao từ khách hàng. Ngân hàng đã triển khai thành công hệ thống ngân hàng số TPBank Online và TPBank Mobile App, điểm giao dịch Livebank giúp khách hàng thực hiện giao dịch ngân hàng ở mọi lúc, mọi nơi.
Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
Tên tiếng Anh: Tien Phong Commercial Joint Stock Bank
Tên giao dịch: TPBank, TiênPhongBank
Trụ sở chính: Số 57 đường Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (84-24) 37 683 683
Website: www.tpb.vn
Xem thêm: Lãi suất ngân hàng TPBank
2. Lịch sử và chiến lược kinh doanh
05/05/2008: Thành lập ngân hàng bởi các cổ đông chủ chốt là: CTCP Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI,Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), VINARE (Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam), CTCP FPT, và quỹ SBI Ven Holding Pte. Limited, Singapore;
Tháng 08/2008: Khai trương chi nhánh tại Hà Nội, chính thức gia nhập liên minh mạng thanh toán Smartlink;
Tháng 09/2008: Chính thức đăng ký hoạt động dưới hình thức Công ty đại chúng;
Tháng 10/2008: Mở chi nhánh tại TP.HCM;
Năm 2009: Mở chi nhánh tại các thành phố: Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng;
Năm 2010: Kết nối liên thông với hệ thống máy ATM của Ngân hàng Đông Á;
Tháng 08/2010: Tăng vốn điều lệ lên 2,000 tỷ đồng;
Năm 2011: Mở chi nhánh tại Đồng Nai, An Giang, Quỹ tiết kiệm Nguyễn Trãi và Quỹ tiết kiệm Khâm Thiên;
Năm 2014: TPBank trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam ra mắt phiên bản eBank trên nền công nghệ HTML5 có tính năng nhất thể hóa trên cả Internet Banking và Mobile Banking;
Tháng 04/2018: chính thức niêm yết thành công 555 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE với mã chứng khoán là TPB, số vốn điều lệ là 6,718 tỷ đồng;
Tháng 12/2020: Vốn điều lệ tăng lên 10,716.7 tỷ đồng;
Tháng 10/2021: Số lượng cổ phiếu là 1,172 triệu cổ phiếu, đến tháng 12 cùng năm, vốn điều lệ tăng lên là 15,817 tỷ đồng.
Lịch sử hoạt động của TPbank
Trong suốt quá trình hoạt động TPBank vinh dự nhận được nhiều giải thưởng danh giá như: Huân chương lao động Hạng Ba do Đảng và Nhà nước trao tặng, giải thưởng Ngân hàng SME phát triển nhanh nhất Việt Nam do tạp chí Global Banking và Finance Review trao tặng, lọt vào bảng xếp hạng 50 Doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam của VNR500…
TPBank tích cực tham gia nhiều hoạt động cộng đồng như hoàn tất xây dựng trường tiểu học Trà Mần cho các em nhỏ ở Mèo Vạc, Hà Giang. Đồng hành cùng giấc mơ khởi nghiệp của các startup trong Shark Tank.
Chiến lược kinh doanh của TPBank rất khác biệt so với “đồng sự” cùng ngành.
Chiến lược kinh doanh và làm thương hiệu thông minh của TPbank
Theo Asian Banker, chính mô hình tiếp thị trực tuyến và chiến lược định vị khác biệt gắn liền với công nghệ đã giúp TPB nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình trong nhóm ngành ngân hàng tại Việt Nam.
Tuổi đời của TPBank nhỏ hơn các đàn anh đàn chị trong ngành, nhưng ngân hàng này đã sớm định vị cho mình riêng một chiến lược đó là tập trung chủ yếu vào chuyển đổi số dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Có thể bạn chưa biết, TPBank chính là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam hoàn thành toàn bộ quy trình eKYC (định danh khách hàng điện tử) đến bước xác minh danh tính cao nhất thông qua gọi thoại video.
TPBank đã chấp nhận từ bỏ giải pháp Mobile Banking cũ dự trên HTML5 để mua một giải pháp mới từ đối tác ở Châu Âu, rồi xây dựng nên một ứng dụng mới là eBank - một ứng dụng như một ngân hàng thu nhỏ (mini-core banking) dựa trên nền tảng Microservice với giao diện người dùng vô cùng hiện đại. Đây chính là giải pháp digital banking mà hầu hết các ngân hàng hiện nay tại Việt Nam đang áp dụng.
Chính ứng dụng này đã chinh phục được khách hàng nhờ các tính năng tiện dụng và vượt trội.
TPBank được đánh giá là ngân hàng có nhiều sản phẩm dịch vụ độc đáo, được cải tiến và cập nhật thường xuyên, đảm bảo đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng.
3. Ban lãnh đạo công ty
Ông Đỗ Minh Phú giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2018 - 2023. Ông đồng thời là Chủ tịch Hội đồng sáng lập, Chủ tịch Hội đồng đầu tư của CTCP Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI.
Phó Chủ tịch HĐQT có: Ông Đỗ Anh Tú, ông Lê Quang Tiến, ông Shuzo Shikata;
Thành viên HĐQT có: Bà Nguyễn Thu Hà, ông Eichiro So;
Bà Đỗ Thị Nhung giữ chức vụ Thành viên HĐQT độc lập.
Mô hình hoạt động bộ máy vận hành của TPbank
II. Đánh giá cổ phiếu TPB trong năm 2024
1. Cổ phiếu TPB trên sàn chứng khoán
Mã cổ phiếu: TPB
Sàn giao dịch: HOSE
Vốn hóa thị trường: 43,152.05 tỷ đồng
EPS cơ bản: 2.49 nghìn đồng
EPS pha loãng: 2.49 nghìn đồng
P/E: 7.86
Giá trị sổ sách/ cp: 14,71 nghìn đồng
P/B: 1.33
Mã chứng khoán TPB hiện có giá trị P/E 7.86
2. Lịch sử giá cổ phiếu TPB
Biểu đồ giá cổ phiếu TPB từ khi lên sàn cho đến nay (Nguồn: TradingView)
Lịch sử giá cổ phiếu TPB để bạn tham khảo kỹ càng hơn trước khi đầu tư, cụ thể như sau:
- Giá khởi điểm: 10.000 đồng/cổ phiếu
- Giá cổ phiếu TPB cao nhất: 31.600 đồng/cổ phiếu vào phiên giao dịch ngày 10/01/2022.
- Giá cổ phiếu TPB thấp nhất: 7.000 đồng/cổ phiếu vào phiên giao dịch ngày 30/03/2020.
Một số biến động khác của cổ phiếu TPB trong 6 năm qua:
- Năm 2018: Giá cổ phiếu TPB dao động từ 10.000 - 15.000 đồng/cổ phiếu.
- Năm 2019: Giá cổ phiếu TPB tăng trưởng mạnh, đạt giá trị cao nhất là 22.500 đồng/cổ phiếu.
- Năm 2020: Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và tác động chung từ thị trường chứng khoán giá cổ phiếu TPB giảm xuống mức 10.000 đồng/cổ phiếu.
- Năm 2021: Cổ phiếu TPB tăng mạnh cùng dòng chảy chung của thị trường.
- Năm 2022: Giá cổ phiếu TPB sụt giảm mạnh do tình hình chung của thị trường.
- Năm 2023: Cổ phiếu biến động liên tục, có xu hướng tăng mạnh.
- Đầu năm 2024, giá cổ phiếu TPB giao động ở mức 14.000 - 17.000 đồng/cổ phiếu.
3. Phân tích cổ phiếu TPB
Ngay bây giờ chúng tôi sẽ phân tích khái quát về mã TPB mới nhất:
- Mã chứng khoán TPB hiện có giá trị P/E 7.86, mức này thấp hơn so với trung bình ngành. Điều này thể hiện cổ phiếu này đang bị đánh giá thấp nguyên nhân có thể do lợi nhuận sau thuế kỳ này của TPBank chỉ còn 494 tỉ đồng, giảm 67,5% so với cùng kỳ năm 2022, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư.
- Hiện tại, định giá của TPB đang ở mức 1,3 lần P/B (tương đương -2 độ lệch chuẩn trung bình 3 năm), dù vậy sức khỏe nội tại và tiềm năng của ngân hàng vẫn duy trì tốt trong dài hạn.
Tiềm năng đầu tư cho những mã cổ phiếu ngân hàng
III. Hướng dẫn nhà đầu tư mới cách đọc báo cáo tài chính CTG
Tổng quan về báo cáo tài chính cổ phiếu TPB
Nhà đầu tư có thể đọc báo cáo tài chính của TPBank theo các bước sau:
- Hãy xem tổng quan về báo cáo tài chính bao gồm báo cáo lãi và lỗ, báo cáo nguồn vốn và báo cáo lưu chuyển tiền mặt.
- Phân tích công việc kinh doanh thông qua các số liệu về doanh thu, lợi nhuận, và cấu trúc chi phí để hiểu về hiệu suất kinh doanh của TPBank.
- Đánh giá tài sản của ngân hàng và các khoản nợ phải trả để hiểu về khả năng thanh toán và rủi ro tài chính.
- Xem báo cáo lưu chuyển tiền mặt để hiểu về việc TPBank quản lý tài chính và sinh lời.
IV. Có nên đầu tư cổ phiếu TPB năm 2024
Bối cảnh vĩ mô của ngành tài chính ngân hàng
- Cuối năm 2022, tình hình tín dụng ảm đạm do mức lãi suất cho vay ở mức cao. Nhưng đến ngày 15/03/2023, Ngân hàng nhà nước hạ lãi suất điều hành xuống từ 0.5% - 1%. Chính sách đã mang lại tác động tích cực đến NIM của các ngân hàng, kích thích doanh nghiệp vay vốn, giải ngân tín dụng, giảm hiệu quả chi phí tín dụng.
- Tình hình kinh tế về tiền tệ đang có nhiều khởi sắc, FED ngừng tăng lãi suất, dòng chảy tiền được khơi thông, ngành ngân hàng được kỳ vọng có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024.
Tiềm lực của ngân hàng: Cổ phiếu TPB có tiềm năng tăng trưởng trong trung và dài hạn.
- Quý 4 năm 2023 thu nhập lãi thuần của TPBank đạt 3.996 tỉ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ 2022. TPBank đã dùng 1.970 tỉ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 17 lần năm trước. Lũy kế năm 2023, TPBank đạt 12.425 tỉ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 9% so với 2022. Lãi từ mua bán chứng khoán, kinh doanh ngoại hối, đầu tư đều tăng trưởng tốt.
- Chỉ số NIM được kỳ vọng sẽ phục hồi: Quý 3 năm 2023, NIM của TPB ở mức 3.64%, tăng so với quý trước. Một phần nguyên nhân là do lãi suất huy động giảm mạnh. Với các dấu hiệu tích cực về lãi suất, TPB được kỳ vọng sẽ cải thiện biên lãi ròng trong năm 2024.
- Chất lượng tài sản khá tốt: Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp, chiếm tổng dưới 2%.
- Tỷ lệ tín dụng cao hơn trung bình ngành: Trong 9 tháng đầu năm 2023, tín dụng TPB đạt 195,858 tỷ đồng, tăng 7.2% so với thời điểm đầu năm, cao hơn mức 6.92% của trung bình ngành.
- Chiến lược kinh doanh trong quá trình chuyển đổi số tạo được dấu ấng: Ngân hàng đã chuyển đổi số thành công, giúp nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động, giảm chi phí. Ngân hàng TPBank đã ghi nhận thêm 3,5 triệu tài khoản mở mới, nâng tổng số khách hàng vượt mốc 12 triệu. Chỉ 3 năm trở lại đây, với chiến lược phát triển ngân hàng số, Ngân hàng đã thu hút thêm hơn 8,6 triệu khách hàng, gấp đôi lượng khách hàng 12 năm trước đó.
Theo nhận định, trong ngắn hạn thì giá cổ phiếu TPB có thể tiếp tục giảm
Theo nhận định, trong ngắn hạn thì giá cổ phiếu TPB có thể tiếp tục giảm, bởi tác động từ xu hướng chung thị trường chứng khoán. Những biến động kinh tế suy thoái cũng tác động đến giá cổ phiếu. Trong dài hạn, giá cổ phiếu TPB có thể phát triển mạnh, do tiềm năng của ngân hàng cho thấy khả năng tăng trưởng vượt bậc.
Bên cạnh đó, nền kinh tế có những dấu hiệu phục hồi khiến thị trường chứng khoán có thể tiếp tục tăng trưởng. TPBank liên tục điều chỉnh chiến lược hoạt động để mang lại kết quả kinh doanh tốt nhất. Chính sách của Chính phủ đối với ngành ngân hàng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu TPB.
Xem ngay: Kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu cho người mới
V. Cách mua cổ phiếu TPB an toàn, tiện lợi
Nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu TPB tại Công ty Chứng khoán Tiên Phong trực thuộc TPBank.
Tham khảo ngay tại website chính thức: https://tpbs.com.vn/ hoặc app TPS mobile.
Nếu bạn chưa có tài khoản, hay nhấp vào mục mở tài khoản để có một tài khoản để giao dịch chứng khoán cho mình.
Bước 1: Điền thông tin chủ tài khoản: nhập chính xác và đầy đủ thông tin, số điện thoại, email và thông tin tài khoản ngân hàng chính chủ;
Bước 2: Đăng ký dịch vụ, chọn các dịch vụ tiện ích theo nhu cầu, chẳng hạn tài khoản chứng khoán là trái phiếu, ký quỹ hay tài khoản thường…
Bước 3: Xác thực thông tin bằng cách chụp CCCD mặt trước và mặt sau theo hướng dẫn, lưu ý căn chỉnh ánh sáng đồng đều, không có đốm sáng làm ảnh hưởng phần mềm nhận diện khuôn mặt. Hệ thống sẽ tự động đọc và điền thông tin theo CCCD, bạn cần phải soát lại xem có đúng không để chỉnh sửa. Giữ camera ngang tầm điện thoại khuôn mặt, rồi thực hiện theo yêu cầu trên màn hình để hệ thống nhận diện khuôn mặt khớp với hình trên CCCD.
Bước 4: Ký hợp đồng với TPS. Trước khi ký xác nhận bạn cần phải đọc thật kỹ hợp đồng để hiểu rõ các điều khoản;
Bước 5: Kiểm tra email nhận thông tin tài khoản và hợp đồng đã ký
Như vậy là hoàn tất việc mở, TPS sẽ duyệt tài khoản và khách hàng có thể giao dịch khi nạp tiền vào.
Cách mua cổ phiếu TPB nhanh chóng, an toàn
Lưu ý, khớp lệnh ở mức giá thấp nhất, chọn số lượng theo nhu cầu, số lượng này phải lớn hơn hoặc bằng mức giá tối thiểu theo quy định của sàn HOSE. Ví dụ, tối thiểu phải mua 100 cổ phiếu, mức giá của TPB đang là 25,300 VND/cổ, vậy thì sau khi đã nộp tiền ký quỹ, số tiền của bạn phải trên 2,530,000 VNĐ mới mua được.
Bạn có thể gọi điện vào số 1900 636 699 để được tư vấn và đặt lệnh nhanh chóng.
Địa chỉ liên hệ: Tầng 4, tầng 7, số 81-83-85 Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM;
Tại Hà Nội liên hệ: Tầng 12, số 5 Lê Duẩn, phường Điện Biên, quận Ba Đình.
Ngoài cách mua trực tiếp tại TPS thì nhà đầu tư cũng có thể tìm mua cổ phiếu TPB trên các ứng dụng tài chính của các công ty chứng khoán khác như VCBS, MBS, SSI, VND… hoặc bất cứ ứng dụng nào có đội ngũ quản lý uy tín mà bạn biết.
VI. Xem thông tin cổ phiếu TPB tại TOPI
Trên giao diện màn hình của ứng dụng tài chính TOPI, bạn nhấp vào mục cổ phiếu. Search TPB tại thanh công cụ tìm kiếm, kết quả sẽ ra Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Trong đó:
Mục tổng quan gồm những thông tin về giá hiện tại, mức giá trần, giá sàn, khối lượng giao dịch và biểu đồ giá của TPB;
Mục giới thiệu về ngân hàng, mã chứng khoán, ngày niêm yết, vốn hoá, cơ cấu cổ đông của TPB;
Mục sự kiện gồm các văn bản liên quan đến cuộc họp cổ đông thường niên, trả cổ tức bằng cổ phiếu của ngân hàng TPB;
Mục tin tức gồm các tin tức liên quan đến TPB cũng như khối ngân hàng;
Mục tài chính giúp nhà đầu tư nắm được sức khoẻ tài chính trong 4 năm gần nhất của ngân hàng;
Báo cáo doanh nghiệp gồm những báo cáo cập nhật kèm khuyến nghị đối với cổ phiếu TPB.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cổ phiếu TPB. Mong rằng bài viết mang đến những tin tức hữu ích về mã cổ phiếu này giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định chính xác.