Điểm hòa vốn là một trong những khái niệm quan trọng và được nhắc đến nhiều trong các kế hoạch đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp. Bài viết sau đây, Sapo Blog sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về khái niệm điểm hòa vốn là gì, cách tính điểm hòa vốn ra sao?
1. Điểm hòa vốn là gì?
Điểm hòa vốn (Breakeven points) là mức giá trị trung bình của một khoản đầu tư mà tại đó bạn không lỗ cũng không lãi. Điểm hoà vốn giúp bạn biết khi nào bạn sẽ bắt đầu có lợi nhuận từ khoản đầu tư của mình.
Chi phí hòa vốn là một khái niệm trong kinh tế học và kế toán, chỉ mức giá trị của một khoản đầu tư mà tại đó doanh thu bằng chi phí, tức là không có lỗ và không có lợi nhuận. Chi phí hòa vốn thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả của một khoản đầu tư hoặc một dự án kinh doanh.
2. Cách tính điểm hòa vốn
Có 2 cách thường thấy để tính điểm hòa vốn. Dưới đây là 2 cách tính điểm hòa vốn đơn giản và chính xác nhất.
2.1. Phương pháp phương trình
Phương pháp phương trình là dựa vào biểu thức để thể hiện mối quan hệ CVP. Như vậy, chúng ta có công thức sau:
- Lợi nhuận - (Doanh thu - Chi phí biến đổi) - Chi phí cố định
Hoặc có thể thay đổi bằng:
- Doanh thu - Chi phí biến đổi + Chi phí cố định + Lợi nhuận ( công thức 1)
Lợi nhuận khi hòa vốn luôn bằng 0. Vì thế ta có thể biến đổi công thức trên thành như sau
- Doanh thu - Chi phí biến đổi + Chi phí cố định ( công thức 2 )
Như vậy ta có công thức 2 được gọi là biểu thức hòa vốn.
Từ công thức 2 ta còn có thể tính được số lượng sản phẩm tiêu thụ để hòa vốn. Cũng như dễ dàng tính toán ra được doanh thu hòa vốn.
- Sản lượng hòa vốn = Chi phí cố định / (Giá - Chi phí biến đổi)
- Cách tính doanh thu hòa vốn = Giá x Sản lượng hòa vốn
2.2 Phương pháp đồ thị
Theo định nghĩa, tại điểm hòa vốn thì doanh thu bằng tổng chi phí và lợi nhuận bằng 0. Chính vì vậy, giao điểm của doanh thu và tổng chi phí chính là điểm hòa vốn.
3. Một số khái niệm về chi phí
3.1 Chi phí cố định
Chi phí cố định là loại chi phí mà doanh nghiệp phải trả định kỳ và không thay đổi theo mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ như tiền thuê nhà, tiền lương, tiền bảo hiểm, tiền khấu hao tài sản cố định,… Chi phí cố định có ảnh hưởng đến lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí cố định có thể được phân loại theo cách thức quản lý, cách thức phân bổ và cấp bậc.
3.2 Chi phí biến đổi
Chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi theo mức độ hoạt động của doanh nghiệp, thường là khối lượng sản phẩm. Khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm, chi phí biến đổi sẽ tăng lên và ngược lại, khi sản lượng giảm đi, chi phí biến đổi sẽ giảm xuống. Ví dụ như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí năng lượng, hoa hồng bán hàng,… là những chi phí biến đổi. Chi phí biến đổi có ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp và cần được quản lý hiệu quả.
Xem thêm: Vốn hóa là gì? Xác định giá trị vốn hóa thị trường như thế nào?
4. Ví dụ về cách tính điểm hòa vốn
Công ty A là một công ty may mặc, có tổng chi phí cố định là 100 triệu đồng, giá bán trung bình một cái áo là 100 nghìn đồng với chi phí biến động trung bình của một cái áo là 50 nghìn đồng. Áp dụng công thức tính điểm hòa vốn
Sản lượng hòa vốn = 100.000.000/ ( 100.000-50.000) = 2000 cái áo
Điều này có nghĩa công ty A phải sản xuất và bán ít nhất 2000 cái áo để không bị lỗ. Nếu công ty A sản xuất và bán dưới 2000 sản phẩm, doanh nghiệp sẽ không trả hết chi phí và sẽ bị lỗ.
Tuy nhiên, khi tính toán điểm hoà vốn, doanh nghiệp cần phải cân nhắc đến các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh, chẳng hạn như chi phí quảng cáo, chi phí bảo trì, chi phí tài chính, thuế và các chi phí khác trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý.
5. Tại sao điểm hòa vốn lại quan trọng?
Một doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận rất cao, nhưng vẫn thua lỗ. Điểm hòa vốn cho doanh nghiệp biết được rằng tại mức sản lượng tiêu thụ hoặc mức doanh thu nào thì doanh nghiệp hòa vốn. Vì vậy, việc biết điểm hòa vốn là bao nhiêu rất hữu ích trong việc quyết định giá cả, thiết lập ngân sách bán hàng và chuẩn bị kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Tính toán điểm hòa vốn là một trong những công cụ hữu ích để phân tích các yếu tố thúc đẩy lợi nhuận quan trọng của doanh nghiệp.
Theo dõi điểm hòa vốn của doanh nghiệp giúp bạn biết:
- Dòng sản phẩm hiện tại của bạn đang mang lại lợi nhuận như thế nào
- Doanh số bán hàng có thể giảm bao nhiêu trước khi bạn bắt đầu bị lỗ
- Doanh nghiệp cần bán bao nhiêu đơn vị sản phẩm để hòa vốn, bao nhiêu sản phẩm để tạo ra lợi nhuận
- Thay đổi giá bán, số lượng sản phẩm, kết cấu chi phí sẽ ảnh hướng thế nào đến lợi nhuận của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp sẽ cần tăng giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc tiết giảm chi phí biến đổi bao nhiêu để bù đắp cho sự gia tăng chi phí cố định
Điểm hòa vốn là một trong những yếu tố quan trọng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Bài viết trên là tổng hợp tất cả kiến thức về điểm hòa vốn. Sapo hy vọng bài blog trên đã cung cấp đầy đủ các thông tin và kiến thức hữu ích cho bạn và doanh nghiệp của bạn về các yếu tố liên quan đến điểm hòa vốn.